Quán Việt Nam duy nhất vào top những nhà hàng chay ngon nhất thế giới 2023
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.Khi nào sửa chữa căn hộ chung cư không phải xin phép?
Năm nay, Tasco và CTCP Dịch Vụ Sài Gòn (Savico) đều giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng và đứng trong nhóm Top 10 và Top 5 trong ngành xe. Đây là kết quả từ những nỗ lực duy trì tăng trưởng và ổn định trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là một trong những hoạt động thường niên nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bằng phương pháp xếp hạng khách quan, minh bạch và khoa học với nền tảng là mô hình đánh giá của Fortune 500, các doanh nghiệp được xếp hạng trong VNR500 dựa trên nhiều tiêu chí như: doanh thu, lợi nhuận, tài sản, tốc độ tăng trưởng, quy mô lao động, uy tín truyền thông…Có mặt trong danh sách VNR500 là sự ghi nhận thành quả của Tasco với những nỗ lực làm tốt hơn thị trường và dựa trên chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức. Điều này cũng phản ánh những chiến lược kinh doanh hiệu quả mà công ty đã áp dụng để thích nghi và phát triển trong các lĩnh vực mũi nhọn.Trong những năm qua, Tasco đã lần lượt đưa các mảnh ghép mới tham gia vào chuỗi giá trị, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn sẽ "trở thành sự lựa chọn số 1 về dịch vụ ô tô và hạ tầng giao thông thông minh tại Việt Nam". Hiện Tasco sở hữu hệ thống Tasco Auto, nhà phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam với 13,7% thị phần, 106 showroom trên toàn quốc, phân phối chính hãng 16 hãng xe như Volvo, Lynk & Co, Zeekr, Geely, Toyota, Ford, Mitsubishi, Hyundai và nhiều hãng xe khác. Tasco cũng tiên phong trong lĩnh vực thu phí điện tử không dừng (ETC) qua đơn vị thành viên VETC, chiếm 75% thị phần, với mạng lưới 126 trạm, 711 làn thu phí, phục vụ 3,6 triệu chủ xe với khoảng 1,8 triệu giao dịch mỗi ngày.Nhằm cụ thể hóa chiến lược hướng lên thượng nguồn ngành ô tô, tháng 9.2024, Tasco ký kết hợp tác chiến lược với Geely để liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô (CKD) tại tỉnh Thái Bình. Geely được biết đến là nhà sản xuất ô tô Top 10 thế giới, là công ty mẹ của hãng xe an toàn nhất thế giới Volvo, là cổ đông lớn của Mercedes-Benz, và đầu tư vào hàng loạt thương hiệu danh tiếng toàn cầu như Aston Martin, Lotus, Polestar. Doanh số bán xe trên toàn cầu của Geely tiếp tục tăng trưởng, đạt sản lượng bán ra trong năm 2024 hơn 3,3 triệu xe (+22%). Nhà máy CKD với công suất 75.000 xe/năm sẽ được khởi công trong năm 2025 và bàn giao mẫu xe đầu tiên vào năm 2026, trong đó có một phần dành cho xuất khẩu theo cam kết của đối tác đến các thị trường mà đối tác có lợi thế và các thị trường có thỏa thuận FTA với Việt Nam.Những nỗ lực và tiềm năng của Tasco cũng được những Tập đoàn đầu tư quốc tế đánh giá cao, khi Mitsui & Co, một trong những Tập đoàn hàng đầu Nhật Bản, chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto. Với tầm nhìn trở thành đơn vị dẫn hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp di chuyển toàn diện, Tasco không chỉ tập trung vào việc phân phối các sản phẩm xe ô tô chất lượng cao mà còn xây dựng chuỗi dịch vụ toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ việc mua xe mới, xe đã qua sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa đến các dịch vụ tài chính & dịch vụ hậu mãi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tasco cam kết mang lại trải nghiệm khách hàng vượt trội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ô tô.Ước tính, Tasco ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt khoảng 30.700 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ vào việc tối ưu hóa hoạt động vận hành và tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Thanh Hóa: Đón hơn 1,5 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa ban hành Quyết định 108/QĐ-TCT về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động. Nội dung quy trình bao gồm: tạo và tiếp nhận tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý có đề nghị hoàn của người nộp thuế (NNT); giải quyết hoàn thuế TNCN tự động; kiểm soát sau hoàn thuế TNCN.Từ cơ sở dữ liệu kê khai của tổ chức trả thu nhập và của cá nhân, dữ liệu đăng ký thuế và đăng ký người phụ thuộc, dữ liệu tổng quan về nghĩa vụ thuế, các khoản nợ của NNT trên toàn quốc, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của ngành thuế tự động tổng hợp dữ liệu đối với các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNCN để xác định nghĩa vụ kê khai của NNT và tạo Tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý đối với NNT là cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN.Việc tổng hợp dữ liệu và tạo lập tờ khai gợi ý được hệ thống ứng dụng CNTT ngành thuế tự động thực hiện ngay sau thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN của tổ chức trả thu nhập.NNT là cá nhân sử dụng ứng dụng eTax Mobile, ứng dụng thuế điện tử dành cho cá nhân của Tổng cục Thuế để kiểm tra thông tin trên Tờ khai quyết toán thuế TNCN gợi ý do hệ thống ứng dụng CNTT của ngành thuế tự động tạo lập.Trường hợp NNT đồng ý với thông tin được gợi ý trên tờ khai, NNT xác nhận và nộp hồ sơ quyết toán theo quy định trên ứng dụng.Nếu NNT không đồng ý với thông tin gợi ý trên tờ khai, NNT sửa lại thông tin tại các chỉ tiêu tương ứng, bổ sung lý do chênh lệch với số cơ quan thuế gợi ý và nộp hồ sơ quyết toán kèm theo tài liệu chứng minh theo quy định.Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính sẽ tự động tạo và gửi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử, thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho NNT ngay sau khi nhận được hồ sơ quyết toán thuế TNCN có chỉ tiêu "Số thuế hoàn trả cho người nộp thuế".Ngay sau khi gửi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho NNT, phân hệ hoàn thuế tự động tạo hồ sơ đề nghị hoàn thuế.Về giải quyết hoàn thuế TNCN tự động, hồ sơ đủ điều kiện được xử lý tự động là hồ sơ đáp ứng 3 điều kiện dưới đây:Thứ nhất, tại thời điểm giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN của NNT, tổ chức trả thu nhập đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thay tiền thuế TNCN đã khấu trừ hoặc tổng tiền thuế TNCN NNT là cá nhân đã nộp đủ vào ngân sách nhà nước (NSNN) tại kỳ quyết toán NNT có đề nghị hoàn thuế.Thứ hai, hồ sơ hoàn thuế TNCN có chỉ tiêu "Tổng thu nhập chịu thuế" khớp đúng với số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ và có chỉ tiêu "Tổng số thuế đề nghị hoàn trả" nhỏ hơn hoặc bằng số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ.Thứ ba, thông tin tài khoản nhận tiền hoàn trả của NNT được xác minh và liên kết với cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế.Trường hợp hồ sơ hoàn thuế TNCN của NNT đáp ứng đủ các điều kiện, phân hệ hoàn thuế TNCN tự động tạo đề xuất hoàn thuế, lập quyết định hoàn thuế (hoặc quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN) và lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu NSNN) để chuyển thủ trưởng cơ quan thuế ký điện tử.Trường hợp xác định hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế dự thảo thông báo về việc hồ sơ chưa đủ điều kiện hoàn thuế không được hoàn thuế, trình thủ trưởng cơ quan thuế ký ban hành, gửi NNT. Thời gian thực hiện các công việc chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế.Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, số lượng người nộp thuế là cá nhân mà cơ quan thuế đang quản lý hàng năm phải thực hiện các thủ tục hành chính như quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN rất lớn. Việc triển khai ứng dụng hoàn thuế TNCN tự động sẽ là bước đột phá để đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ NNT quyết toán thuế dễ dàng, đồng thời giảm công việc cho cơ quan thuế.Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) có trách nhiệm nâng cấp các ứng dụng CNTT có liên quan để đảm bảo thực hiện quy trình hoàn thuế TNCN tự động. Thời hạn thực hiện xây dựng, nâng cấp ứng dụng bảo đảm việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ hoàn thuế TNCN theo quy trình được hoàn thành chậm nhất ngày 31.3.
Sáng 2.2 (mùng 5 Tết), khu vực làm thủ tục của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang), ken đặc hành khách xếp hàng chờ làm thủ tục lên máy bay. Các quầy làm thủ tục được mở hơn 90%; trong đó hơn 50% làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế.Có nhiều chuyến bay mở quầy làm thủ tục sớm hơn nhiều so với thông thường. Chẳng hạn, chuyến bay đi Đà Nẵng dự kiến cất cánh lúc 12 giờ 30, nhưng quầy thủ tục đã mở từ hơn 9 giờ.Ở ga đến quốc tế, các chuyến bay cũng liên tục hạ cánh. Bên ngoài, rất đông nhân viên các khách sạn, resort giơ bảng chờ sẵn để đón khách về khách sạn, resort của mình.Theo đại diện Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, hình ảnh hành khách đứng chật kín sảnh làm thủ tục ở sân bay này diễn ra hơn nửa tháng nay, vì mỗi ngày có hơn 100 lượt hạ, cất cánh. Trong đó, nhiều nhất là mùng 1 Tết với 131 lượt hạ cất cánh, cao gần gấp đôi so với những ngày Tết Giáp Thìn 2024. Số hành khách mà sân bay này phục vụ trong 5 ngày qua lên đến gần 19.000 người (khách quốc tế chiếm hơn 50%). Riêng từ ngày 2 - 9.2, dự kiến mỗi ngày có hơn 100 lượt hạ, cất cánh ở sân bay này.Trong khi đó, ở Cảng Bãi Vòng, lượng hành khách đến và rời đảo Phú Quốc không nhiều; không có cảnh hành khách chạy đôn chạy đáo tìm mua vé như những năm trước đây. Phía Công ty tàu Super Dong cũng cho biết, mấy ngày tết, tàu chạy đủ tải, không có chuyện hành khách thiếu vé đi tàu.Theo báo cáo của Sở Du lịch Kiên Giang, từ ngày 25.1 đến 2.2 (26 đến mùng 5 Tết), tổng lượt khách đến tham quan du lịch ở tỉnh này ước đạt 471.191 lượt khách, tăng 19,9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 76.653 lượt, tăng 29,3% so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch đạt 1.886,3 tỉ đồng, tăng 49,5% so với cùng kỳ.Riêng TP.Phú Quốc ước đón 281.659 lượt khách, tăng 26,9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 74.833 lượt, tăng 30,2% so với cùng kỳ; khách lưu trú 108.066 lượt, tăng 35,1% so cùng kỳ.
TP.HCM: Hộ kinh doanh Đoàn Thạch Tuyền ở Q.7 làm thẩm mỹ chui
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn